Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc là tăng cường bóc lột giai cấp công nhân trong nước và tiến hành xâm lược thuộc địa ở bên ngoài. Sự phát triển của các nước tư bản không chỉ làm nảy sinh những mâu thuẫn nội tại trong nước mà còn đưa đến những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Để giải quyết những mâu thuẫn trên, chiến tranh thế giới thứ nhất đã nổ ra. Cách mạng tháng Mười Nga thành công trong lòng cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thể hiện ước mơ xây dựng một chế độ không áp bức, bóc lột của nhân loại.
Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam cuối thế kỉ XIX trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Nhân dân Việt Nam đã tích cực chống lại công cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, do không có sự lãnh đạo thống nhất từ triều đình nhà Nguyễn nên Việt Nam đã không thể thoát khỏi thân phận của một nước nô lệ.
Chương trình Lịch sử 11 sẽ tiếp tục cho học sinh thấy chặng đường phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự ảnh hưởng của lịch sử dân tộc trong quá trình phát triển đó.
Danh sách bài học[]
Lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo)
- Chương I
Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
- Bài 1: Nhật Bản
- Bài 2: Ấn Độ
- Bài 3: Trung Quốc
- Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
- Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
- Chương II
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
- Chương III
Những thành tựu văn hóa thời cận đại
Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
- Chương I
Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)
- Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
- Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
- Chương II
Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Chương III
Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
- Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Chương IV
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
- Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)
- Chương I
Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
- Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
- Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
- Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Chương II
Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)
- Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
.