Mỗi cơ thể sống là một bộ máy hoạt động hoàn hảo. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng cùng nhau thực hiện bốn đặc trưng cơ bản của cơ thể sống:
Đặc trưng thứ nhất và cũng là đặc trưng quan trọng nhất của cơ thể sống là khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng. Thực vật tiến hóa theo hướng tự dưỡng, cấu tạo cơ thể thích nghi với quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Động vật thích nghi với hướng dị dưỡng, các hệ cơ quan như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp phục vụ cho quá trình chuyển hóa chất hữu cơ lấy từ môi trường ngoài.
Đặc trưng thứ hai của cơ thể sống là khả năng cảm ứng. Nhờ có cảm ứng mà cơ thể có khả năng thích nghi với môi trường sống. Khả năng cảm ứng của động vật và thực vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thần kinh. Hệ thần kinh càng phát triển, khả năng cảm ứng càng nhạy bén.
Đặc trưng thứ ba của cơ thể sống là khả năng sinh trưởng và phát triển, nghĩa là cơ thể sinh vật, cụ thể là động vật và thực vật có khả năng lớn lên, biến đổi về hình thái, sinh lí.
Khi sinh trưởng và phát triển đến một mức độ nhất định, cơ thể sẽ có khả năng sinh sản, đó là đặc trưng thứ tư. Sự sinh sản thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau ở cả thực vật và động vật: từ sinh sản vô tính bằng bào tử đến sinh sản hữu tính bằng hạt, từ sự phân bào đơn giản cho đến đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Tất cả các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống sẽ được trình bày một cách hệ thống trong chương trình Sinh học 11: Sinh học cơ thể.
Mục lục
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng[]
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
- Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- Bài 3: Thoát hơi nước
- Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
- Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit
- Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
- Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- Bài 17: Hô hấp ở động vật
- Bài 18: Tuần hoàn máu
- Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- Bài 20: Cân bằng nội môi
- Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
- Bài 22: Ôn tập chương I
Chương II: Cảm ứng[]
A. Cảm ứng ở thực vật
B. Cảm ứng ở động vật
Chương III: Sinh trưởng và phát triển[]
A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Chương IV: Sinh sản[]
A. Sinh sản ở thực vật
B. Sinh sản ở động vật